Skip to content

Ứng dụng di động là gì? Bạn có tò mò chúng xuất hiện từ bao giờ không?

    ung-dung-di-dong-f

    Năm 2020, trên toàn thế giới có xấp xỉ 3,5 tỉ người sở hữu điện thoại thông minh. Bạn hẳn sẽ cảm thấy quá đỗi quen thuộc với những cụm từ như: ứng dụng di động, cài đặt ứng dụng, cài app, xoá app hay cập nhật phiên bản mới của app,… Vậy ứng dụng di động hay “app” ở đây là gì? Hãy khám phá qua bài viết bên dưới nhé.

    Ứng dụng di động là gì?

    Theo Wikipedia, ứng dụng di động (hay còn gọi đơn giản là ứng dụng hoặc app) là một chương trình máy tính hoặc một chương trình phần mềm được thiết kế để chạy trên các thiết bị di động như điện thoại di động, máy tính bảng hoặc đồng hồ thông minh. Các ứng dụng di động thường trái ngược với các ứng dụng desktop – thứ được thiết kế để hoạt động trên máy tính bàn, và khác với ứng dụng web – thứ được chạy trên các trình duyệt web di động nhiều hơn trên các thiết bị di động.

    Các ứng dụng ban đầu được dự định tạo ra cho các hoạt động trợ lý như thư điện tử, lịch và danh bạ. Nhưng sự phổ biến của các ứng dụng đã khiến chúng được mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác như trò chơi trên di động, tự động hóa, GPS & dịch vụ dựa trên vị trí, theo dõi – giám sát tiến độ giao hàng và thanh toán các loại vé. Vì sự thay đổi này, hiện nay hàng triệu ứng dụng đang hoạt động và được sử dụng. Nhiều ứng dụng yêu cầu kết nối internet để có thể sử dụng. Các ứng dụng đều được tải về từ các cửa hàng ứng dụng, nơi được coi là một loại nền tảng phân phối kĩ thuật số.

    Thuật ngữ “app” là viết tắt của “software application” (phần mềm ứng dụng) và trở nên phổ biến từ năm 2010. Từ này đã được bình chọn là Word of the Year 2010 bởi Hiệp Hội Phương Ngữ Hoa Kỳ (the American Dialec Society).

    Ứng dụng di động xuất hiện từ khi nào?

    Với vị thế đang dần trở nên không thể tách rời với cuộc sống của chúng ta, ít ai biết rằng rất lâu trước đây ứng dụng di động vô cùng hiếm. Điện thoại di động có thể có các tính năng hoặc chế độ chuyên dụng như tính toán các phép tính, nhưng ứng dụng mới chỉ được biết đến khi điện thoại thông minh ra mắt và PDAs (Thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân). Mặc dù chúng mới xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng chúng lại có một lịch sử ấn tượng.

    Ứng dụng cài sẵn và cửa hàng ứng dụng

    Năm 1997, Nokia 6110 với phiên bản cài sẵn của dòng game arcade cơ bản “Snake” được coi như ứng dụng di động đầu tiên. Chiếc iPod đầu tiên cũng ra mắt với hai trò chơi cài sẵn: Solitaire và Brick.

    Tuy nhiên, trở lại năm 1983, một Steve Jobs trẻ tuổi đã lần đầu tiên hình dung ra cửa hàng ứng dụng (App Store)…hoặc ít nhất là một phiên bản rất cơ bản của nó. Jobs đã tưởng tượng ra một nơi mà phần mềm có thể được mua trên đường dây điện thoại. Rất nhanh sau sự kiện ra mắt iPod của Apple, cửa hàng iTunes được tung ra, hoạt động như tiền thân của Apple App Store. Chiếc iPhone ra mắt tháng 6 năm 2007 đã thành công về mặt đánh giá và thương mại. Ứng dụng gốc (native app) được phát triển và chỉ hơn một năm sau…App Store được tung ra.

    Phiên bản gốc của App Store được tung ra với 500 ứng dụng, điều đó đồng nghĩa với việc không có ứng dụng “đầu tiên” thực sự. Tuy nhiên, khi các loại điện thoại thông minh mới được công bố, các ứng dụng khách khác cũng được giới thiệu. Google Play, Amazon App Store và Blackberry’s App World cũng cho người dùng khả năng trải nghiệm nhiều ứng dụng trên điện thoại của họ. Điều đáng nói là mỗi cửa hàng có cả ứng dụng trả phí (paid apps) và ứng dụng miễn phí (free app) ngay từ ban đầu. Điều này đồng nghĩa với nội dung cao cấp và miễn phí luôn luôn là một nhân tố quan trọng.

    Hầu hết các thiết bị di động được bán với một vài ứng dụng đã được cài sẵn trong máy như trình duyệt web, thư điện tử, lịch, chương trình bản đồ, ứng dụng mua nhạc hoặc cac sứng dụng khác. Một vài ứng dụng cài sẵn có thể được gỡ bỏ theo quy trình thông thường, do đó giúp tiết kiệm được dung lượng thiết bị. Một vài phần mềm không cho phép điều đó, các thiết bị có thể được người dùng (hệ điều hành Android) tự thiết lập lại để loại bỏ những ứng dụng không mong muốn.

    Sự bùng nổ của điện thoại thông minh và máy tính bảng đã khiến ứng dụng di động trở thành xu hướng tất yếu trong hoạt động kinh doanh trên khắp thế giới.

    Phân loại ứng dụng hiện nay

    Các ứng dụng hiện nay được phân thành nhiều loại theo cách xây dựng ứng dụng hoặc mục đích sử dụng. Nhìn chung ứng dụng di động thường được phân loại thành native app, web-based app và hybrid app.

    Native app (Ứng dụng gốc)

    Tất cả những ứng dụng nhắm tới một nền tảng di động cụ thể đều được biết là native app (ứng dụng gốc). Do đó, một ứng dụng được dự định xây dựng cho thiết bị của Apple không thể chạy trên thiết bị Android. Kết quả của việc đó là hầu hết các doanh nghiệp phát triển ứng dụng cho nhiều nền tảng.

    Trong khi phát triển native app, các chuyên gia đã kết hợp những mô – đun giao diện người dùng tốt nhất. Điều này giải thích cho hiệu suất tốt hơn, tính nhất quán và trải nghiệm người dùng tốt. Người dùng cũng được hưởng lợi từ việc truy cập rộng rãi vào các giao diện lập trình ứng dụng và được sử dụng không giới hạn tất cả các ứng dụng từ một thiết bị cụ thể. Hơn nữa, người dùng cũng chuyển từ ứng dụng này sang ứng dụng khác dễ dàng.

    Mục đích của việc tạo ra các ứng dụng như vậy là để chắc chắn hiệu suất hoạt động tốt nhất cho mỗi một hệ điều hành di động cụ thể.

    ung-dung-di-dong-la-gi-1
    Một vài ứng dụng native app
    Web-based app

    Một web-based app được triển khai với các công nghệ web tiêu chuẩn như HTML, CSS và JavaScript. Truy cập Internet khi sử dụng ứng dụng là một yêu cầu phổ biến để có thể sử dụng tất cả các tính năng so với sử dụng offline. Hầu hết, không phải tất cả, dữ liệu người dùng được lưu trữ trên điện toán đám mây (Cloud).

    Hiệu suất của những ứng dụng này tương tự như một ứng dụng web chạy trên một trình duyệt, thứ có thể thấy rõ là chậm hơn so với native app tương đương. Nó cũng có thể không có các tính năng cùng cấp độ như native app.

    ung-dung-do-dong-la-gi-2
    Một vài ứng dụng web-based app
    Hybrid app

    Khái niệm về hybrid app là một sự pha trộn giữa native app và web-base app. Các ứng dụng được phát triển sử dụng Apache Cordova, Xamarin, React Native, Sencha Touch và các framework khác được xếp vào mục này.

    Những ứng dụng này được sản xuất để hỗ trợ cả công nghệ web và native trên nhiều nền tảng. Hơn thế nữa, những ứng dụng này dễ và nhanh phát triển hơn. Quá trình phát triển chúng liên quan đến việc sử dụng một codebase, thứ hoạt động trên nhiều hệ điều hành di động.

    Mặc dù có những ưu điểm như vậy, hybrid app vẫn thể hiện hiệu suất kém. Thường thì các ứng dụng này có giao diện không đồng bộ trên các hệ điều hành khác nhau.

    ung-dung-di-dong-la-gi-3
    Một vài ứng dụng hybrid app
    Vậy có cách nào có thể phân biệt một ứng dụng di động là native app hay hybrid app không?

    Từ góc độ của người dùng, có người gợi ý phân biệt bằng cách quan sát giao diện người dùng (UI – User Interface). Nếu giao diện có nhiều lớp (layer) được làm nổi bật bởi các đường kẻ (line) và hình khối (rectangle) thì đó là native app, ngược lại là hybrid app.

    Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân, tôi sẽ ưu tiên trải nghiệm sử dụng ứng dụng hơn thông tin ứng dụng thuộc loại nào. Không một ai, kể cả người dùng và người sản xuất, có thể kiên nhẫn chịu đựng những trải nghiệm không tốt của ứng dụng. Một ứng dụng được tối ưu về trải nghiệm chính là điều chúng ta cần quan tâm.

    Ý nghĩa của ứng dụng di động tới cuộc sống

    Ngày nay tính khả dụng của ứng dụng di động ngày càng tăng. Nó đã tạo ra một sự thay đổi đáng chú ý trong cách con người cảm nhận và trải nghiệm máy tính. Nhiều năm trước, để truy cập internet, kiểm tra thư điện tử, con người cần phải sử dụng máy vi tính. Nhưng ngày nay, điều này đã thay đổi vì máy vi tính có thể được mang theo mọi nơi trong một chiếc điện thoại di động. Tưởng tượng mà xem, bạn hoàn toàn có thể ngồi nhà và đặt mua vé xem phim hay vé tàu xe. Các ứng dụng di động đang giúp cho cuộc sống ngày càng trở nên dễ dàng hơn.  

    Đối với các doanh nghiệp, các ứng dụng di động hiện nay đã trở thành cách hiệu quả nhất, trực tiếp nhất và cá nhân hóa nhất để kết nối với khách hàng. Chúng giúp truyền tải thông tin về một sản phẩm, cũng như khuyến khích khách hàng duy trì sự trung thành với thương hiệu.

    Kết luận

    Từ góc độ người dùng, ứng dụng di động đã trở thành công cụ đắc lực trong mọi hoạt động cuộc sống. Tiêu biểu như việc nhiều năm nay tôi đã không còn cầm theo lịch bỏ túi mỗi khi đi công chuyện nữa. Một chiếc điện thoại cài đặt các ứng dụng lịch (Calendar) với tính năng nhắc nhở sự kiện vô cùng tiện lợi cho tôi. Việc đọc báo hay kiểm tra thư điện tử mỗi ngày cũng được thực hiện nhanh chóng qua ứng dụng di động như VNExpress, Báo Mới, Mail, Gmail,…

    Từ góc độ của các doanh nghiệp, ứng dụng di động là một cách mạnh mẽ để xây dựng và duy trì mỗi quan hệ với khách hàng. Dù khách hàng có thể không mở ứng dụng lên mỗi ngày nhưng việc nhìn thấy ứng dụng cùng logo của thương hiệu, hay nhận những thông báo đẩy (push notifications) hẳn sẽ khiến họ khó lòng quên được bạn. Ứng dụng di động đang dần trở thành một kênh tiếp thị mới tiềm năng cho các nhãn hàng.

    Còn bạn, bạn thường dùng những ứng dụng di động nào? Và có thật sự hài lòng về chúng? Hãy chia ở phần bình luận bên dưới nhé.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    You cannot copy content of this page